Với rất nhiều các doanh nghiệp qua mùa dịch này thì việc thay đổi địa điểm kinh doanh sẽ là một vấn đề cần được lưu tâm tới. Vậy thì, công ty bạn sẽ cần phải có những loại hồ sơ, thủ tục hay giấy tờ cần thiết gì để có thể thay đổi địa điểm kinh doanh nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất? Hãy cùng với Officespot tìm hiểu thông qua bài viết này!

Có 2 trường hợp doanh nghiệp thay đổi địa điểm kinh doanh cần phải chú ý đó là:

–       Trường hợp 1: Công ty đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế vẫn tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn và Nghị Định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp cũng như và theo các văn bản hiện hành.

–       Trường hợp 2: Đối với trường hợp này thì các công ty hay doanh nghiệp khi thay đổi địa chỉ kinh doanh sẽ dẫn đến việc thay đổi cơ quan thuế quản lý đối với công ty của mình.

Đối với mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những thay đổi khác nhau trong các thông báo và thay đổi thông tin hay thực hiện các thủ tục liên quan khác mà doanh nghiệp cần phải nắm. 

Trường hợp doanh nghiệp không thay đổi cơ quan thuế quản lý

doanh nghiệp không thay đổi cơ quan thuế

Đối với trường hợp người nộp thuế là các cá nhân, tổ chức kinh tế, hộ gia đình,… khi thay đổi các thông tin đăng ký thuế không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế thì sẽ cần phải làm các thủ tục sau:

  1.   Nộp các hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ cần thiết cho phòng đăng ký kinh doanh

Các loại giấy tờ cần thiết mà bạn cần chuẩn bị:

–       Bản chính của giấy phép đăng ký kinh doanh

–       Văn bản quyết định của Hội đồng quản trị 

–       Biên bản họp của Hội đồng quản trị về vấn đề thay đổi

–       Thông báo thay đổi thông tin về đăng ký thuê Mẫu phụ lục ii-1

  1.   Nộp hồ sơ cần chuẩn bị đến cho các cơ quan quản lý thuế

Đối với đối tượng nộp thuế là các tổ chức kinh tế, kinh doanh và các tổ chức khác thì hồ sơ cần chuẩn bị sẽ bao gồm:

–       Bản sao không cần thiết phải chứng thực của Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc giấy chứng nhận đăng kí hoạt động của đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập và các loại giấy phép tương đương khác,…

–       Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST ban hành kèm theo thông tư số 95

Đối với người nộp thuế là hộ gia đình hoặc nhóm cá nhân có kinh doanh thì hồ sơ sẽ bao gồm:

–       Bản sao không cần chứng thực của giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu thông tin đăng kí thuế trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thay đổi.

–       Bản sao không yêu cầu chứng thực của thẻ căn cước, chứng minh nhân dân còn thời hạn hiệu lực,..

–       Tờ khai điều chỉnh thông tin đăng kí thuế mẫu số 08-MST ban hành theo thông tư 95.

>>> Đọc thêm: 3 Cách tiết kiệm tối đa chi phí khi thuê văn phòng mà bạn cần biết

Trường hợp thay đổi địa điểm kinh doanh làm thay đổi cơ quan thuế quản lý

thay đổi địa điểm kinh doanh

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoặc hộ gia đình, nhóm cá nhân kinh doanh có những thay đổi địa điểm kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan quả lý thuế:

  1.   Đối với cơ quan thuế bị thay đổi

– Đối với doanh nghiệp, hồ sơ gồm:

+  Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế Mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95

– Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hồ sơ gồm:

  •  Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế theo mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95;
  •  Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.

– Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:

  •  Tờ khai Điều chỉnh thông tin đăng ký thuế mẫu số 08-MST ban hành kèm theo Thông tư 95;
  •   Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh có thay đổi thông tin đăng ký thuế trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế, thông báo mã số thuế (nếu có);
  • Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam); bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu còn hiệu lực (đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài và ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài) nếu thông tin đăng ký thuế trên các Giấy tờ này có thay đổi.

b. Tại cơ quan Thuế nơi chuyển đến

– Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp, Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Cụ thể bao gồm:

  •   Bản chính của giấy phép đăng ký kinh doanh 
  • Quyết định bằng văn bản của Hội đồng quản trị 
  •   Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thay đổi
  •  Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế Mẫu i-24… Phụ lục ii-Lưu ý:

– Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, hồ sơ gồm:

+  Thông báo người nộp thuế chuyển đến địa Điểm theo mẫu số 09-MST ban hành kèm theo Thông tư này do cơ quan thuế nơi người nộp thuế chuyển đi cấp;

+  Bản sao không yêu cầu chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định) hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp theo địa chỉ mới.

Việc chuyển đổi địa điểm kinh doanh khá phức tạp và tốn nhiều thời gian, do đó nếu như công ty bạn đang có ý định thay đổi thì Officespot hi vọng là các bạn đã có cho mình những thông tin có ích qua bài viết này. Để đơn giản hoá tất cả các loại giấy tờ, thủ tục pháp lí phức tạp thì bạn cũng có thểm tham khảo các dịch vụ cho thuê văn phòng ảo hoặc văn phòng chia sẻ tại Officespot!

>>> Địa điểm thuê văn phòng ảo uy tin tại HCM